Gara ôtô ‘chết mòn’ vì xe ngày càng phức tạp

MỸCác mẫu xe mới trang bị hàng loạt cảm biến và chip – những linh kiện không chỉ khó sửa chữa mà còn rất tốn kém.

Mehizadeh, một công dân ở Minnetonka, bang Minnesota, thường lái một chiếc Porsche Cayenne. Một ngày đầu mùa hè năm nay, chiếc SUV hạng sang đâm trúng một con hươu ở South Dakota và cần sửa chữa – một trường hợp điển hình của tiêu đề.

Nhóm thợ tại cửa hàng đầu tiên mà chiếc xe được đưa đến “không có khái niệm về việc họ sẽ làm gì khi động tới công nghệ”, vì họ không thể truy cập vào catalog linh kiện của Porsche, Mehizadeh cho biết.

Một số mẫu xe đắt tiền tại một xưởng sửa chữa ở Minnetonka, bang Minnesota, Mỹ. Ảnh: LaMettrys Collision
Một số mẫu xe đắt tiền tại một xưởng sửa chữa ở Minnetonka, bang Minnesota, Mỹ. Ảnh: LaMettry’s Collision

Cũng giống nhiều chiếc Porsche trước đó, chiếc Cayenne được đưa lên xe tải và chở đi hàng trăm dặm để tới chi nhánh ở LaMettry’s Collision tại Minnetonka. Đại lý đã phải chi trả khá tốn kém cho việc huấn luyện cũng như trang thiết bị cần thiết theo đúng yêu cầu của hãng xe Đức để có thể sửa các mẫu Porsche. Việc vận chuyển làm mất thêm thời gian và khiến quá trình sửa chữa lâu hơn, và đến tháng 8, chủ chiếc Cayenne mới nhận lại được xe.

Sự di chuyển của những chiếc Porsche hư hỏng khá bất tiện đối với các chủ xe, đồng thời là dấu hiệu của những thay đổi sâu xa trong ngành công nghiệp ôtô -người sử dụng ngày càng khó khăn trong việc sửa chữa xe khi hỏng hóc.

Một thập kỷ qua, xe hơi ngày càng trở nên phức tạp và được máy tính hóa. Mỗi chiếc xe hiện trang bị hàng loạt cảm biến, có hàng trăm đến hàng nghìn chip máy tính, và được điều khiển bởi phần mềm. Việc sửa chữa những mẫu xe phức tạp đòi hỏi chuyên môn cao hơn và tốn kém hơn, trong khi thiết bị lại được cung cấp hạn chế.

Ở vùng Trung Tây nước Mỹ, một số chủ xe Porsche biết rằng, kết quả có thể dẫn tới việc quá trình sửa chữa kéo dài hơn thông thường. Xu hướng còn trở nên tệ hơn khi số lượng xưởng sửa chữa ôtô ở Mỹ đang giảm dần, xuất phát từ sự hợp nhất. Chỉ trong năm 2021, có 327 cửa hàng độc lập bị thu tóm bởi chủ của các chuỗi garage, theo Focus Advisors. Các xưởng sửa chữa nhỏ và độc lập được cho là đang trở nên lỗi thời.

Cụ thể, hiện số địa chỉ có thể sửa ôtô tại Mỹ ít hơn đáng kể so với cách đây chỉ 5 năm. Một tạp chí trong ngành thấy rằng, với mỗi khu vực dịch vụ trong các cửa hàng sửa xe ở Mỹ trung bình phục vụ 225 ôtô vào năm 2016, thì giờ đây là 246 chiếc.

Sau đại dịch Covid-19, ngoài việc đứt gãy chuỗi cung ứng, nhân công toàn nước Mỹ cũng thiếu hụt, đặc biệt là kỹ thuật viên ôtô, càng khiến tình hình thêm nghiêm trọng. Trong 2021, ôtô cần nhiều hơn 2,1 ngày để sữa chữa so với 2019, tức cần tổng cộng gần 11 ngày mới có thể sửa xong, theo CCC Intelligent Solutions.

Một kỹ thuật viên đang chẩn đoán mã lỗi trên một xe tại xưởng ở Minnetonka. Ảnh: LaMettry’s Collision

Các chuyên gia nói rằng vấn đề không chỉ tệ hơn. “Trong 10 năm, tôi thấy ngày càng ít gara hơn, và thấy ngày càng nhiều người đi tìm nơi sửa xe”, theo Rick White, người thường huấn luyện các chủ xưởng thông qua công ty riêng, 180biz. Trong khi đó, một khảo sát thực hiện cuối năm 2021 cũng thấy rằng, 96% các cửa hàng sửa chữa được báo cáo là hay chậm trễ, với lịch làm việc tồn đọng trung bình đến 3,4 tuần, so với chỉ 1,7 tuần vào cuối 2019.

Một ví dụ khác được đưa ra, và lần này với một chiếc Audi mới. Nếu một xe cần cân chỉnh lại sau khi drift, hoặc khi vô-lăng bị rung, thì quá trình này còn liên quan tới việc chỉnh lại hệ thống treo.

Cách đây một thập kỷ hoặc hơn, toàn bộ quá trình chỉ cần khoảng 1,5 giờ, theo Wired. Nhưng ngày nay, việc này cần khoảng 3-4 giờ, và có thể lên đến 9 giờ. Đó là bởi xe càng mới thì càng có các hệ thống hỗ trợ tài xế tiên tiến, những thứ giúp chiếc xe chạy đúng làn, phát hiện điểm mù, và tránh va chạm. Điều này đòi hỏi thợ sửa chữa phải điều chỉnh cả các cảm biến và camera thuộc những hệ thống này.

Một số mẫu xe chỉ có thể cân chỉnh với các thiết bị đặc biệt và rất đắt đỏ. Ví dụ, một bộ cân chỉnh bánh xe có giá khoảng 70.000 USD, hay một bộ thiết bị giúp các cảm biến và camera tự định hướng cũng có thể tốn khoảng 30.000 USD.

Có nghĩa, các gara có thể cần chi hàng trăm nghìn USD để mua sắm thiết bị để có thể sữa chữa, cân chỉnh cho chỉ một số mẫu xe nào đó. Đó là chưa tính đến chi phí đào tạo thợ để sử dụng những thiết bị này – thứ lại khiến các xưởng phải chi hàng nghìn USD mỗi năm để thợ của họ được cấp chứng chỉ để sửa các mẫu xe đặc biệt kể trên. Đầu tư cho tương lai, lúc này, có thể ngốn mất hàng triệu USD.

Khoản đầu tư kể trên có thể có giá trị với một doanh nghiệp có ý định hoạt động một thời gian nhất định, nhưng nhiều chủ xưởng đang tới thời kỳ sắp nghỉ hưu. Một khảo sát năm 2019 thấy rằng gần một nửa chủ xưởng đã ở tuổi 60 hoặc hơn. Và 30% các chủ xưởng đang cân nhắc việc rời khỏi ngành tính đến hết 2024.

Và khi các xưởng sửa chữa ôtô truyền thống dần biến mất, thì có thể một thế hệ mới sẽ có mặt. Ở Minnesota, Mehizadeh đang chứng kiến những lớp thợ mới gia nhập lĩnh vực này. Đó là những sinh viên ngành kỹ thuật – những người quan tâm tới máy tính và phần mềm, thường xuyên sử dụng iPhone hoặc iPad. Trong số đó, một kỹ thuật viên trẻ nhất đã được một gara đề cử lấy chứng chỉ sửa chữa các dòng xe Kia, Nissan và Fiat Chrysler.

Share this post :

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

Create a new perspective on life

Your Ads Here (365 x 270 area)
Latest News
Categories

Subscribe our newsletter

Purus ut praesent facilisi dictumst sollicitudin cubilia ridiculus.